Các loại giấy tấm carton được cấu tạo chi tiết như thế nào?
Hiện nay, trong ngành công nghiệp bao bì đóng gói và công nghiệp giấy, giấy tấm carton đã không còn là mặt hàng xa lạ đối với tất cả mọi người. Có thể nói, giấy tấm là vật dụng/ vật liệu trong đóng gói hàng hóa cũng như trong việc sản xuất ra các loại thùng giấy, hộp giấy đa dạng khác nhau. Chính vì thế, giấy tấm rất đa dạng về cấu tạo, hình thức.
Như chúng ta đều biết, giấy tấm không chỉ là vật dụng dùng để kê, lót hàng hóa mà là nguyên liệu thiết yếu để sản xuất ra các loại thùng carton, các loại bao bì đóng gói khác nhau. Mỗi mặt hàng khác nhau sẽ cần loại thùng carton phù hợp để đóng gói, chính vì thế, giấy tấm cũng trở nên ngày càng đa dạng để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu sử dụng.
Vậy các loại giấy carton tấm được cấu tạo chi tiết và khác nhau như thế nào? Đầu tiên chúng ta cần nắm rõ giấy carton có những loại nào.
Giấy tấm carton thường được phân loại theo 2 dạng
– Phân loại theo sóng giấy: sóng A, sóng B, sóng C, sóng E. Hoặc loại sóng kết hợp như: sóng AB, sóng BC, sóng BCE
– Phân loại theo số lớp: giấy carton 2 lớp, 3 lớp, 5 lớp, 7 lớp.
Cấu tạo sóng giấy của tấm carton
Trên thị trường công nghiệp giấy hiện nay, 4 loại sóng giấy (A, B, C, E) được sử dụng phổ biến nhất
Sóng A: Trực quan, đây là loại sóng giấy lớn nhất trong 4 loại sóng trên. Về kích thước, sóng A là sóng có độ cao khoảng 4.7mm. Ở bất kỳ loại sóng giấy nào, quy ước chung trong ngành công nghiệp giấy, người ta thường đo số bước sóng trên 30cm tới. Tính trên 30cm giấy thì sóng A có 33 bước sóng. Để giảm trọng lượng khi đóng gói sản phẩm, khách hàng thường chọn loại sóng này để sản xuất giấy carton vì loại sóng A sẽ giúp giấy phân tán đều các lực tác dụng trên bề mặt.
Sóng B: Là loại sóng nhỏ hơn và mỏng hơn sóng A. Sóng B có tác dụng chịu lực xuyên thủng tốt, vì thế tạo độ dai cho giấy bìa carton. Độ cao sóng B khoảng 3.2 mm. Trên mỗi 30cm giấy sẽ có khoảng 47 bước sóng.
Sóng C: Là sóng có độ lớn nằm ở mức giữa sóng A và sóng B. Chính vì thế, loại sóng này có chứa cả hai tính chất của 2 loại giấy của 2 sóng A và B. Sóng C có độ cao 4mm và 39 bước sóng trên mỗi 30cm giấy.
Sóng E: Đây là loại sóng mỏng nhất trong 4 loại sóng cơ bản thường dùng. Loại sóng này giúp tăng khả năng chống lại ngoại lực rất tốt cho giấy tấm. Độ cao sóng E là 1.6mm và cứ mỗi 30cm giấy sẽ có 90 bước sóng.
Ngoài các loại sóng cơ bản thường dùng trên, ngành công nghiệp giấy thế giới còn có những loại sóng mỏng hơn gọi là micro carton. Cụ thể là các loại
Ngoài ra trên thế giới hiện nay còn có những loại sóng mỏng hơn gọi là micro carton. Cụ thể là các loại sóng F, sóng N… Sóng F có độ dày chỉ vào 0.8mm, rất mỏng và có 125 bước sóng trên mỗi 30cm giấy. Hiện nay trên thị trường Việt Nam rất ít nhà máy giấy sản xuất những loại sóng giấy nhỏ này.
Cấu tạo giấy tấm carton theo số lớp
Cấu tạo tấm carton 2 lớp
Thông thường, giấy carton 2 lớp được gọi là giấy carton cuộn 2 lớp, bởi chúng không được bán theo dạng tấm mà được sản xuất và bán theo cuộn.
Giấy carton cuộn 2 lớp có cấu tạo gồm một lớp giấy mặt và một lớp giấy sóng. Lớp giấy mặt thường dùng là loại giấy mịn (giấy Tesliner) có màu vàng hoặc màu nâu, một số yêu cầu có thể dùng giấy màu trắng (Duplex). Phần giấy sóng thường được dùng là loại giấy xeo (giấy Medium).
Giấy tấm carton 2 lớp thường được sản xuất theo dạng cuộn
Cấu tạo tấm carton 3 lớp
Giấy tấm carton 3 lớp gồm 1 lớp giấy sóng ở giữa và 2 lớp giấy mặt 2 bên
Thông thường giấy mặt được làm mịn và giấy mặt trên có chất lượng cao hơn so với lớp giấy mặt ở dưới. Cách làm này sẽ tiết kiệm chi phí hơn cho khách hàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần sử dụng 2 mặt giấy chất lượng đều như nhau.
Cấu tạo tấm carton 5 lớp
Tương tự loại giấy tấm 3 lớp, giấy carton 5 lớp cũng là những lớp giấy sóng và giấy mặt xen kẻ nhau, gồm có 2 lớp giấy sóng và 3 lớp giấy mặt.
Cấu tạo giấy tấm carton 5 lớp
Tất nhiên, ở mỗi loại giấy carton khác nhau về số lớp sóng thì cách sắp xếp vị trí các lớp giấy sóng cũng đặc biệt khác. Thông thường, giấy tấm carton từ 5 lớp trở lên sẽ được kết hợp giữa 2 loại giấy sóng khác nhau và nếu tính từ ngoài vào trong sẽ là giấy sóng thấp trước rồi đến lớp giấy sóng cao ở trong. Đan xen giữa các lớp giấy sóng là các giấy mặt.
Việc sắp xếp vị trí này giúp thùng carton tận dụng tối đa các tính chất, ưu điểm của các loại sóng giấy.
Cấu tạo giấy tấm carton 7 lớp
Phổ biến nhất trên thị trường giấy hiện nay về giấy tấm carton 7 lớp là loại sóng kết hợp BCB, tuy nhiên do một số tính chất và nhu cầu sử dụng, loại thùng carton 7 lớp cũng sử dụng giấy sóng kết hợp như sóng ABC, sóng AEB, sóng BCE, sóng AEC, sóng AEE, …
Giấy tấm carton 7 lớp là loại có độ bền cao chính vì thế, loại giấy này có khả năng bảo vệ tối ưu cho các sản phẩm ứng dụng. Thường áp dụng để làm các thùng carton dùng để dựng các máy móc, linh kiện, nội thất,…. có khối lượng lớn.
Trên đây là chi tiết cấu tạo của các loại giấy carton tấm và các loại sóng giấy, hi vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về giấy tấm và chọn được loại giấy tấm phù hợp với sản phẩm của mình.
Thuận Phát Hưng chuyên sản xuất và cung cấp các loại giấy tấm carton số lượng lớn. Chúng tôi nhận đặt hàng theo quy cách khổ ngang từ 0.5m – 1m7, với độ dài từ 0.5m – 2m7. Hoặc cắt theo yêu cầu của khách hàng.
Đặc biệt, Sao Đỏ còn cung cấp các loại giấy tấm có độ chống thấm cao tùy theo nhu cầu sử dụng của khách hàng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá cụ thể.
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP SAO ĐỎ VIỆT NAM
Địa chỉ: Đường D2 – Khu D – Khu công nghiệp Phố Nối A – Xã Lạc Hồng – Huyện Văn Lâm – Hưng Yên
Điện thoại: 093 6464 222
Email: info@redstarvn.com/vn
Website: redstarvn.com/vn
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.